Tác dụng thần kỳ của đu đủ
CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH "THẦN KỲ"CỦA MỘC NHĨ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Theo Đông y, nấm mèo vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
Nấm mèo là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15 đến 20g bằng hình thức: Xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.
Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Nấm mèo cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì. Làn da bạn sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.
- Chữa mỡ máu cao, chống nghẽn mạch: Dùng nấm mèo (10g), thịt lợn nạc (50g), 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn 2 chén, thêm vào ít muối, tí bột ngọt, rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
- Chữa chứng ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh: Dùng nấm mèo (20g), đường phèn (15g) nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.
- Chữa hư lao khạc ra máu: Nấm mèo (50g), nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn.
- Chữa đại tiểu tiện ra máu: Nấm mèo (50g), sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống.
- Chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành: Nấm mèo (10g), ngân nhĩ (10g), ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.
- Chữa trĩ ra máu: Nấm mèo (10g), quả hồng khô (30g), cùng nấu nhừ để ăn.
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết: Nấm mèo (30g), đường cát (15g). Nấm mèo xào bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
- Chữa đại tiện không thông: Nấm mèo (30g), hải sâm (30g), phèo lợn (200g). Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
- Chữa bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều: Dưa chuột (150g) rửa sạch, thái lát. Nấm mèo, nấm tuyết mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm gia vị vừa ăn.
Lưu ý, tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn nấm mèo tươi. Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.
Top 10 loại trái cây hàng đầu chống ung thư
1. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, quả việt quất,… giàu chất chống oxi hóa và có thể ngăn ngừa căn bệnh ung thư. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng chứa ít đường so với các loại trái cây khác.
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi đầy bụng
Sau một bữa ăn lớn, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng. Mặc dù cảm giác này sẽ dần mất đi nhưng trước khi mất đi, nó khiến bạn vô cùng khó chịu, tâm trạng bất ổn.
Lợi ích của việc ăn trứng trong bữa sáng
Ngoại trừ hàm lượng vitamin C tương đối thấp thì ăn trứng sẽ cung cấp rất nhiều vật chất dinh dưỡng phong phú cần thiết cho cơ thể người.
5 thời điểm tốt nhất để uống mật ong
Mật ong chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian uống mật ong khác nhau cũng đem lại những lợi ích sức khỏe không giống nhau.
Uống một cốc nước mật ong vào sáng sớm giúp làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ chất thải. Hình thành được thói quen như vậy sẽ giúp cơ thể luôn được làm sạch kịp thời. Nếu thường xuyên uống nước mật ong vào buổi sáng bạn sẽ thấy mình đi tiêu gần như đều đặn mỗi ngày.
Năng lượng do mật ong tạo ra cao hơn so với sữa khoảng năm lần. Nhờ vậy, nó có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể người trong khoảng thời gian rất ngắn, loại bỏ cảm giác mệt mỏi và đói bụng thường xuất hiện vào sáng sớm. Buổi sáng uống mật ong, bạn còn có thể nhanh chóng bổ sung vật lý, vì vậy tinh thần cũng thoải mái và hưng phấn tích cực hơn.
Thực hiện: Uống một cốc nước ấm có pha một thìa nhỏ mật ong trước bữa sáng.
Vào buổi chiều, khoảng giao thoa giữa bữa trưa và bữa tối cũng là thời điểm cơ thể mệt mỏi nhất và “đòi” tiêu thụ năng lượng rất lớn. Lúc này, cơ thể đang trạng thái “đói”, bổ sung một cốc mật ong ấm sẽ xóa đi sự hỗn loạn của não bộ, đồng thời giúp tinh thần tỉnh táo hơn.
Thực hiện: Uống một cốc trà mật ong hoặc sữa mật ong vào bữa chiều.
3. Uống mật ong trước khi đi ngủ - Hỗ trợ giấc ngủ và an thần
Người Trung Quốc có câu: Nước muối mỗi sáng, nước mật ong mỗi tối. Câu đó có nghĩa là: Nước muối uống lúc đói khi dậy sớm mỗi ngày, mỗi đêm trước khi đi ngủ uống nước mật ong.
Thực hiện: Uống một cốc nước mật ong 1-2 giờ sau bữa ăn.
5. Uống mật ong trước bữa ăn - Ngăn chặn acid dạ dày
Mật ong có thể đóng một vai trò điều tiết trong việc bình thường hóa hoạt động tiết axit của dạ dày. Trước bữa ăn nửa giờ, một cốc nước mật ong có thể ức chế tiết axit dạ dày, do đó làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Đối với những người bị viêm loét dạ dày thì uống một cốc nước mật ong ấm mỗi ngày (10ml mật ong pha với một cốc nước ấm), sau một thời gian tình trạng viêm sẽ giảm đáng kể, thậm chí khỏi hẳn.
Thực hiện: Uống một cốc nước mật ong chừng nửa giờ trước bữa ăn.
Lý do bạn nên ăn ít nhất một bữa cá mỗi tuần
Ăn ít nhất một bữa cá/tuần sẽ giúp tăng sức đề kháng của não bộ, một nghiên cứu vừa tiết lộ.
Món ăn, bài thuốc bổ gan
SKĐS - Theo Ðông y, bệnh viêm gan thuộc phạm trù của các chứng Hoàng đản (vàng da), Hiếp thống (đau vùng hông sườn), Tích tụ (chứng kết khối trong bụng hoặc sưng hoặc đau).
Khi nào cần bổ sung các vitamin
Chỉ bổ sung các vitamin A, D, E bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi có các dấu hiệu thiếu hụt.
Các vitamin tan trong dầu được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất là vitamin A, D, E… Chúng có thể ở dạng đơn lẻ hoặc phối hợp với các vitamin và khoáng chất khác. Vậy 3 loại vitamin này quan trọng như thế nào với cơ thể? Và khi nào cần bổ sung?
Vitamin A: Rất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị giác (nếu thiếu sẽ gây bệnh quáng gà, khô mắt, loét giác mạc); trên biểu mô và các tổ chức da, vitamin A (đặc biệt axít retinoic) kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, sinh tiết nhầy, ức chế sự sừng hóa tế bào biểu mô. Người thiếu vitamin A dễ bị mẫn cảm với các chất gây ung thư và các tế bào nền của biểu mô ở những vùng khác nhau tăng sản rõ rệt và giảm khả năng biệt hóa. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng chống ung thư của vitamin A vẫn chưa được giải thích đầy đủ nhưng có thể vitamin A điều hòa sự sinh tổng hợp protein, đặc biệt cần thiết cho sự biệt hóa tế bào của tổ chức biểu mô này và ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư. Trên chức năng miễn dịch, vitamin A tăng sức đề kháng của cơ thể.
Vitamin A được dùng trong các trường hợp: Bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ chậm lớn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng; bệnh trứng cá, da, tóc, móng khô, bệnh á sừng, bệnh vẩy nến; hỗ trợ trong điều trị ung thư da, cổ tử cung, đại tràng, phổi và phòng, chống lão hóa.
Vitamin D: Được dùng trong phòng và chống còi xương ở trẻ em, phòng và chống loãng xương, nhuyễn xương ở người lớn, người gãy xương lâu lành; phòng và chống co giật trong suy cận giáp… Vitamin D có tác dụng tăng hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu canxi ở ống thận; phối hợp với hormone cận giáp điều hòa nồng độ canxi trong máu và tăng tích tụ canxi trong xương…
Việc thiếu vitamin D có thể do giảm hấp thu ở ruột, suy cận giáp, dùng thuốc ức chế enzym gan, người ít tiếp xúc với nắng. Thiếu vitamin D có dấu hiệu giảm canxi và phosphat trong máu, có thể gặp cơn hạ canxi máu. Thiếu lâu dài dẫn đến còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn.
Vitamin E: Người ta thấy vai trò của vitamin E là làm tăng sản xuất tinh trùng và khả năng thụ thai, làm tổ của trứng đã thụ thai; ngăn cản sự tạo thành gốc tự do, làm vững bền màng tế bào đặc biệt khi có mặt vitamin C và các chất có chứa nhóm SH; tăng hấp thu và dự trữ vitamin A nhưng lại làm giảm một số triệu chứng của sự thừa vitamin A... Vì vậy, vitamin E được dùng trong các trường hợp: dọa sẩy thai, phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp, vô sinh; teo cơ; thiếu máu, tan máu, bệnh xơ cứng bì ở trẻ em và lipid máu cao... Ngoài ra, vitamin E còn được dùng để chống lão hóa (thường dùng chế phẩm phối hợp vitamin E với coenzym Q, axít amin chứa lưu huỳnh hoặc β - caroten, vitamin C và selen); cận thị tiến triển do giảm sự ôxy hóa của β- caroten ; chứng đái dầm sau đẻ hoặc rối loạn kinh nguyệt...
Thiếu hụt vitamin E kéo dài sẽ gây giảm phản xạ, giảm nhạy cảm xúc giác, yếu cơ, teo cơ phì đại, giảm sản xuất tinh trùng, giảm khả năng thụ thai, dọa sẩy thai, đẻ non, tổn thương cơ tim, thiếu máu, tan máu và rung giật nhãn cầu...
Cần lưu ý: Chỉ bổ sung các vitamin trên bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) khi có các dấu hiệu thiếu hụt như đã nêu trên. Lý do là khi dùng thừa sẽ tích lũy trong cơ thể gây nên các rối loạn do thừa vitamin. Vì vậy, phải dùng hết sức thận trọng
Lợi ích ngạc nhiên của táo xanh
Trả lại làn da trắng hồng, hết nám sau sinh
Trả lại làn da trắng hồng, hết nám sau sinh
Nám da là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 trở lên, ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh nở. Nám da thường có màu nâu, xám hoặc đen. Nám da khiến cho nhan sắc của chị em bị giảm đôi phần và khiến nhiều chị em mất dần sự tự tin.
Nguyên nhân của hiện tượng nám da là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi bầu bí và sau sinh khiến sắc tố melanin – sắc tố gây nám tăng mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, dù rất phiền lòng, mất tự tin và muốn nhanh chóng “đánh bay” được những vết nám nhưng chị em lại rất ngại sử dụng mỹ phẩm vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Một số “phương thuốc” từ rau xanh sau đây sẽ giúp chị em đẩy lùi được những vết nám đáng ghét mà lại rất an toàn.
Rau mùi
Đây là phương pháp trị nám ít người biết đến tuy nhiên lại rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, đó là chị em đun rau mùi với nước trong nửa giờ, sau đó lọc lấy dung dịch và bôi lên da.
Ngoài ra, chị em có thể làm theo cách sau: rau mùi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay hoặc giã nát lấy nước, sau đó trộn với nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1, sử dụng hỗn hợp này thoa lên mặt mỗi ngày và massage nhẹ nhàng trong vòng 15-20 phút, rồi nước ấm.
Rau ngót
Rau ngót rất giàu vitamin A, C đặc biệt lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi và nhiều loại rau khác. Vitamin C là yếu tố cần thiết giúp vết thương mau lành, cải thiện chức năng não, làm mờ vết thâm nám trên da.
Giã rau ngót, sau đó trộn với 1 ít nước ép gừng, chắt lấy nước rồi thoa đều lên da mặt. Kiên trì thực hiện đều đặn chị em sẽ thấy những vết nám sẽ ngày một mờ dần và biến mất.
Rau má
Rau má có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho việc thanh lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, cân bằng nội tiết. Rau má là một trong những phương pháp tự nhiên giúp chống và trị nám hiệu quả.
Giá đỗ
Có rất nhiều cách sử dụng giá đỗ để trị nám hiệu quả. Kết hợp dùng nước ép giá đỗ để uống và bôi mặt sẽ mang lại kết quả trị nám rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Các vết nám sẽ dần dần mờ đi trông thấy, kiên trì một thời gian những vết nám sẽ biến mất. Khi bôi nước giá lên mặt sẽ tạo thành một chất làm se khít lỗ chân lông và làm trắng da, giúp loại bỏ tàn nhang, nám da rất tốt.
Ngoài ra, giá đỗ chứa một lượng lớn vitamin C giúp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào, ngăn chặn các sắc tố da, làm đẹp da. Giá đỗ cũng chứa nhiều vitamin A giúp ngăn chặn việc hình thành tàn nhanh, nám da.
Rau cải xoong
Rau cải xoong cũng là một trong những nguyên liệu được rất nhiều chị em dùng để chữa trị nám. Trong rau cải xoong có chứa nhiều protein, gluxit, chất xơ, vitamin A, B1, B2, C và các chất khoáng như sắt, canxi, axit folic. Ngoài ra, cải xoong còn chứa chất chống oxi hóa rất tốt cho việc phục hồi làn da trở nên đẹp hơn, làm giảm viêm, se khít lỗ chân lông, giảm các vết thâm nám, làm da trắng sáng hơn.
Giã nát 20g rau cải xoong sau đó trộn với một muỗng cà phê mật ong. Cho hỗn hợp này vào miếng vải mềm, sạch buộc lại, chà nhẹ túm vải này vào các vùng da bị tàn nhang, thâm nám 2 lần/ngày rồi để cho tới khi khô thì rửa mặt lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng chị em sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời của phương pháp này.
Lợi ích chữa bệnh từ cây Đinh Lăng
(VKMN) - Đinh lăng là loại cây ngoài việc sử dụng như một loại rau sống, thì nó còn được trồng như một loại cây cảnh đẹp. Đinh lăng còn được biết đến như cây thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu.
Công dụng chữa bệnh đặc biệt của mồng tơi
Chất xơ giúp tăng tuổi thọ ở người cao tuổi
Ăn nhiều sushi sẽ bị đau tim
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây. Thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng tẩm nước gừng sao có mùi thơm.
Công dụng, chữa trị của cây đinh lăng: Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy; Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Những bài thuốc hay từ cây đinh lăng:
Khi mệt mỏi, lười hoạt động: Rễ cây đinh lăng thái mỏng 15gam, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày. Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, y học thực hành, 7-1963).
Chống bệnh co giật cho trẻ em: lấy lá đinh lăng non và già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ho suyễn lâu năm: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá Đinh lăng khô 10gr sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.
Chữa viêm gan mạn tính: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chú ý: có 2 loại đinh lăng lá nhỏ và lá to, tác dụng như nhau.
6 thói quen hàng ngày gây yếu sinh lý
Thói quen này thường đánh giá thấp cũng có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương. Người đàn ông quên đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể làm tăng các vi khuẩn trong nướu răng. Vi khuẩn có thể di chuyển từ nướu răng vào mạch máu và vào các mạch máu và làm cho các mảng bám và làm tắc nghẽn nó. Mạch máu bị tắc làm cho cương cứng khó khăn để đạt được.
Thói quen ăn uống như sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng đến khả năng đến khả năng tình dục của người đàn ông. Thực phẩm chế biến đóng hộp thường được phủ bởi bisphenol-A (BPA), một hóa chất có thể phá vỡ hệ thống nội tiết tố sinh dục nam. Vì vậy, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương.
Theo thói quen ngáy ngủ cũng là một tín hiệu xấu đối với sức khỏe tình dục và có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương. Bởi vì, ngáy và ngưng thở hiển thị một lưu lượng oxy thấp được truyền vào phổi. Trong khi đó ôxy là cần thiết để đạt được sự cương cứng tối đa.
Một số loại thuốc được biết là gây ra rối loạn chức năng cương dương là thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, thuốc có chứa serotonin, còn được gọi ức chế chức năng tình dục nam giới.
Chấn thương ở vùng xương chậu do tai nạn xe hơi hoặc ngã từ một chiếc thang có nguy cơ gây thiệt hại cho các dây thần kinh trong các động mạch này có thể gây rối loạn chức năng cương dương. Bạn phải cẩn thận để giữ cho mình khỏi bị tai nạn dẫn đến bị chấn thương vùng chậu.