12 thực phẩm hàng đầu giúp trẻ tăng cân nhanh

1. Sữa nguyên kem
Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Mỗi sáng cho con uống một ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé đầy đủ chất béo cần thiết. Tuy nhiên mẹ cần nhớ, chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Ngoài ra, không nên cho bé uống sữa nguyên kem trước khi đi ngủ vì loại sữa này khó tiêu hơn sữa tách béo, sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng.
2. Pho mát
Một miếng pho mát nhỏ cũng có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bữa xế hoặc bữa sau bữa tối của trẻ. Pho mát nhiều chất béo, giúp trẻ nhanh tăng cân. Mẹ có thể chế biến pho mát cùng khoai tây nghiền hoặc trứng tráng pho mát cũng rất ngon và ngậy.
3. Hồng xiêm
Quả hồng xiêm có rất nhiều đường tự nhiên, thanh, ngọt và giúp trẻ tăng cân. Mẹ có thể nghiền hồng xiêm chín cho con ăn hoặc xay với sữa đều thơm ngon tuyệt vời.

4. Chuối
Chuối là một nguồn carbs và năng lượng tuyệt vời. Chuối vàng rất lý tưởng cho trẻ muốn tăng cân. Mẹ có thể nghiền chuối hoặc trộn với sữa cho bé ăn. Tuy nhiên lưu ý mỗi ngày chỉ nên cho con ăn nhiều nhất 1/2 đến một quả chuối.
5. Quả bơ
Quả bơ rất giàu chất béo tốt và là một thực phẩm tuyệt vời cho những trẻ muốn tăng cân. Chỉ cần trộn bơ với sữa nguyên kem hoặc nghiền không, mẹ đã có một món ăn tăng cân vừa lành mạnh lại rất bổ dưỡng.
6. Khoai lang

Khoai lang là giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng  quả táo ngọt và thịt gà.

7. Trứng 
Trứng là có rất nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.
8. Khoai tây
Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.
9. Bơ
Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.
10. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là cũng giúp tăng cân nhanh chóng. Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể phết  một muỗng cà phê bơ đậu phộng vào bánh mì  cho con ăn sáng
11. Dầu Olive 
Dầu ô liu chứa chất béo tốt. Việc cho con ăn dặm sử dụng dầu oliu sẽ là quyết định khôn ngoan của mẹ
12. Hạt ngũ cốc
Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Nguyên nhân của kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít có thể do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...

Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình. Qua theo dõi và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sản phụ khoa đã đưa ra kết luận: lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày kinh nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người; hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như: A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga... Điều quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như: chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi...
Kinh nguyệt quá ít: Thời gian kinh nguyệt dưới ba ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như: thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung... 
Điều quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như: chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi...
Kinh nguyệt quá nhiều: Với việc sử dụng băng vệ sinh hiện đại không dễ để xác nhận. Nếu bạn cần dùng trên 10 băng vệ sinh truyền thống hoặc thay băng 2-3 giờ mỗi lần trong ngày, máu ra bẩn đồ lót, bạn có thể bị cường kinh. Khi cảm thấy mệt , rụng tóc, chóng mặt cũng là những lý do của mất quá nhiều máu, nếu chỉ thi thoảng xảy ra một lần thì không sao, nếu điều này lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nhất thiết phải đi khám.Việc khám định kỳ một năm một lần là cần thiết.
Khi cường kinh, bác sĩ có thể phát hiện ra: polyp, quá phát niêm mạc tử cung, u xơ tử cung… rối loạn đông máu nhưng nguyên nhân không thuộc hệ thống sinh sản, thậm chí ung thư. Chẩn đoán những bệnh trên không quá khó với thầy thuốc, việc điều trị có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuật nên không đáng sợ. Tuy nhiên, bạn nên khám phụ khoa, thử  máu định lượng hormone, siêu âm qua đường âm đạo, điều trị tổn thương cổ tử cung là những việc đơn giản và hầu như không đau. Việc khám là cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít: Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường như thế này, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...
Khi thấy tình trạng kinh nguyệt có bất thường, mệt mỏi trong ngày, kinh nguyệt ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, bạn cần đi khám chuyên khoa ngay. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát, phát hiện những dấu hiệu bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lý do bệnh nhân tiểu đường cần chăm kỹ răng miệng

Bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể dẫn đến nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nướu, nấm miệng, nha chu, chậm lành vết thương...


Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 5,5 % dân số và ước tính sẽ còn tăng lên trong tương lai. Ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với thực phẩm ăn nhanh, ít dinh dưỡng, quá thừa năng lượng kèm theo áp lực công việc và cuộc sống, tình trạng căng thẳng kéo dài… đều là những nhân tố tác động đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên hệ tim mạch, thận, mắt, mạch máu não, răng miệng. 
Bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể làm giảm lưu lượng nước bọt, gây khô miệng. Khô miệng dễ dẫn đến nóng rát miệng, viêm loét, nhiễm trùng và sâu răng.
Bệnh đái tháo đường làm suy yếu các tế bào bạch cầu - vốn là các tế bào phòng vệ của cơ thể - làm cho khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể bị suy giảm. Tiếp xúc lâu dài với dòng máu có lượng đường cao làm cho thành mạch máu dày lên, từ đó làm giảm lưu lượng máu, các tế bào bảo vệ và các chất dinh dưỡng đến mô cơ quan. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh nha chu và viêm nướu cũng như sau can thiệp nha khoa họ có nguy cơ dễ nhiễm trùng và chậm lành thương hơn người bình thường.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa bệnh nha chu và bệnh tiểu đường. Không chỉ người bị bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh về nha chu, mà các bệnh về nha chu nặng có thể có ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết và góp phần vào sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường hút thuốc có nguy cơ bị nấm miệng và bệnh nha chu cao  gấp 20 lần so với người bị tiểu đường không hút thuốc lá.
Chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường
Giữ đường huyết ở mức ổn định. Bạn càng kiểm soát tốt đường trong máu, càng tốt cho sức khỏe răng miệng. Tất cả can thiệp nha khoa chỉ có thể thực hiện khi bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết và giữ đường huyết ở mức ổn định.
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với bàn chải có lông mịn và kem đánh răng có fluoride. Chải răng đúng phương pháp, tránh chải mạnh có thể gây chấn thương mô nướu.
Dùng chỉ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn giữa các răng.
Nếu có sử dụng hàm giả tháo lắp nên làm sạch chúng hàng ngày. Không mang hàm giả khi ngủ. Nếu hàm giả lỏng hoặc khít chặt quá làm đau thì nên làm lại hàm giả mới.
Tình trạng răng miệng nên được kiểm tra và vệ sinh bởi bác sĩ nha khoa hai lần một năm.            
Nếu hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc lá.
Hãy chắc chắn rằng bác sĩ nha khoa biết bạn có bệnh tiểu đường mỗi khi bạn có vấn đề về răng miệng muốn khám.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thói quen có thể gây tổn thương thận

Bạn có thể sống bình thường với quả thận chỉ còn 20% chức năng. Điều đó giải thích tại sao sự suy giảm từ từ và tổn thương dần của thận có thể không được nhận ra trong thời gian dài.  



Đôi khi một số thói quen phổ biến có thể gây tổn thương cho thận. Khi vấn đề được phát hiện thì có thể đã là quá trễ.
Thận thực hiện nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thu khoáng chất, sản xuất nước tiểu và duy trì cân bằng axit-alkaline lành mạnh. Do vậy, con người không thể sống mà thiếu thận. Nếu bạn muốn thận phát triển và phục vụ sức khỏe tốt thì cần loại bỏ những thói quen gây hại dưới đây:
1. Uống soda có đường
Hay uống nước ngọt là một trong những thói quen chính gây hại cho thận. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống trên 2 cốc soda mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh thận cao hơn. Protein sẽ lọt vào nước tiểu của bạn trong trường hợp thận bị tổn thương. Protein trong nước tiểu (protein niệu) là một dấu hiệu sớm của tổn thương thận. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh có thể vẫn cứu chữa được.

2. Thiếu vitamin B6
Đây cũng là một trong những lý do gây tổn thương thận. Chế độ ăn lành mạnh là quan trọng để có chức năng thận tốt. Theo một nghiên cứu, thiếu vitamin B6 làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Để chức năng thận được hoạt động tối ưu, bạn nên dùng ít nhất 1,3miligram vitamin B6 mỗi ngày. Những nguồn thực phẩm giàu loại vitamin này nhất gồm cá, đậu xanh, gan bò, khoai tây và các loại rau giàu tinh bột.
3. Ít vận động
Tập luyện là cách tốt để bảo vệ thận. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người chăm chỉ tập luyện giảm 31% nguy cơ bị sỏi thận. Duy trì cân nặng vừa phải cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị sỏi thận. Không tập luyện là một thói quen gây tổn hại cho chiếc máy lọc máu này.
4. Thiếu magiê
Thiếu magiê có thể gây rắc rối cho thận. Nếu bạn không hấp thu đủ magiê, canxi không thể được hấp thụ và tiêu hóa hợp lý. Điều này có thể dẫn tới canxi bị dư thừa và hình thành sỏi. Để dự phòng điều này, bạn cần có đủ magiê trong chế độ ăn, ăn nhiều rau lá xanh, đậu, hạt, và quả bơ.
5. Thiếu ngủ
Ngủ không hợp lý cũng góp phần gây tổn hại cho thận. Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với nội tạng này. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sự gián đoạn giấc ngủ kéo dài có thể gây bệnh thận. Mô thận được tái tạo trong đêm, vì vậy sự gián đoạn giấc ngủ có thể gây tổn hại trực tiếp cho nó. Bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
6. Không uống đủ nước
Bạn cần uống đủ nước để duy trì chức năng thận. Nếu không uống đủ, các độc tố có thể bắt đầu tích tụ trong máu. Uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày là tốt cho thận. Một cách đơn giản để xem bạn có uống đủ nước hay không là kiểm tra màu nước tiểu. Nếu không uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng sậm.
7. Nhịn tiểu
Khi cơ thể có nhu cầu bạn nên đáp ứng. Giữ lại nước tiểu trong bàng quang là không tốt. Nếu thường xuyên như vậy sẽ làm gia tăng áp lực nước tiểu lên thận và dẫn tới suy thận.
8. Sử dụng quá nhiều muối
Đây là một trong những nguyên nhân gây suy thận. Muối rất quan trọng với cơ thể nhưng bạn nên hạn chế việc hấp thu nó. Sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và tăng áp lực lên thận. Bạn không nên ăn quá 5,8 g muối mỗi ngày.
9. Dùng quá nhiều caffein
Bạn thường sử dụng nhiều caffein hơn mình nghĩ. Caffein có trong nhiều loại nước ngọt và soda, đồ uống năng lượng và cà phê. Huyết áp sẽ tăng do dư thừa caffein và thận của bạn có nguy cơ bị tổn thương. Vì vậy hãy sử dụng hạn chế caffein.
10. Lạm dụng thuốc giảm đau
Đôi khi bạn dùng thuốc quá thường xuyên và với liều quá lớn. Khi cơn đau xuất hiện, có thể khắc phục dễ dàng bằng việc uống thuốc. Nhưng bạn nên thận trọng vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và nhiều loại thuốc gây tổn thương cho thận.
11. Uống thuốc không đầy đủ
Huyết áp cao và tiểu đường là 2 bệnh phổ biến gây ra bởi lối sống và chế độ ăn không lành mạnh. Nếu bạn mắc các bệnh này, bạn có thể bị tổn thương thận từ từ. Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc đầy đủ, tổn thương sẽ được dự phòng. Hãy bảo vệ cơ quan thiết yếu này của bạn bằng cách dùng thuốc theo đơn.
12. Ăn quá nhiều đạm (protein)
Theo một nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều đạm trong chế độ ăn có thể gây hại cho thận. Sản phẩm phụ của tiêu hóa đạm là ammonia. Nó là một chất độc mà thận cần phải vô hiệu hóa. Nhiều đạm nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể dẫn tới suy giảm chức năng thận.
13. Không điều trị những bệnh nhiễm trùng thông thường một cách nhanh chóng và thích hợp
Đôi khi bạn bị cảm lạnh đơn thuần. Bạn buộc cơ thể phải làm việc và không nghỉ ngơi hợp lý. Điều này có thể gây tổn thương cho thận. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người không nghỉ ngơi và điều trị hợp lý thường kết thúc với bệnh thận.
14. Uống quá nhiều rượu
Các độc tố trong rượu không chỉ gây tổn thương cho gan mà còn gây tổn thương cho thận. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho nó và khiến thận bị tổn thương từ từ. Một cách để tránh bệnh này là uống rượu vừa phải.
15. Hút thuốc
Hút thuốc có liên quan tới bệnh xơ vữa động mạch. Việc thu hẹp và xơ cứng mạch máu ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho các cơ quan thiết yếu trong đó có thận. Theo nghiên cứu này, cứ hút 2 điếu thuốc mỗi ngày là có thể tăng gấp đôi số tế bào nội mô có trong máu. Đây là dấu hiệu của tổn thương động mạch.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

10 bí quyết ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất, là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ. Đàn ông cũng không miễn dịch với căn bệnh này.

Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, năm 2014 có 232.6790 ca ung thư vú ở phụ nữ, 2.360 ca ở đàn ông. Con số tử vong do ung thư vú ở phụ nữ là 40.000 người và ở đàn ông là 430 người.
Để giảm nguy cơ bị ung thư vú, hoặc ít nhất là chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm nhất, ta cần có lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kì. Dưới đây là 10 bí quyết để ngăn ngừa căn bệnh này:
Ăn rau xanh: Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều rau, trái cây, cá...như của người Địa Trung Hải sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Tập thể dục đều đặn: Phụ nữ năng động có ít nguy cơ phát triển ung thư vú. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những phụ nữ ăn trái cây, rau xanh và hoạt động thể chất thường xuyên đã giảm được nguy cơ ung thư vú.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ngắn, làm việc đêm, tiếp xúc với ánh sáng suốt đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Duy trì cân nặng cân đối: Béo phì và tiểu đường liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú. Cách để loại bỏ chất béo không mong muốn đó là tránh uống nước ngọt, nước có đường, chỉ ăn khi đói, tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc.
Không hút thuốc, không uống rượu: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, uống rượu khiến nguy cơ mắc ung thư vú tăng cao.
Cho con bú sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích, bao gồm làm giảm ung thư vú ở bà mẹ, vì sinh con sau 30 tuổi là 1 yếu tố gây ra loại ung thư này.
Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ khuyên phụ nữ nên giảm việc chụp CT, PET, X-Quang. Tuy nhiên, trị liệu bằng tia phóng xạ đôi khi cũng hữu ích, ví dụ như điều trị ung thư hạch Hodgkin. Trong trường hợp đó, người phụ nữ nên được khám sớm và thường xuyên để ngừa ung thư vú.
 
Cẩn trọng với hormone: Nếu giai đoạn mãn kinh gây ra các triệu chứng khó chịu, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ. Điều trị thay thế hormone là 1 lựa chọn nhưng sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, bạn hãy cân nhắc các phép trị liệu không dùng hooc-môn.

Chụp chẩn đoán ung thư vú: Công cụ chụp được sử dụng phổ biến nhất là chụp X-quang vú, một phương pháp gây tranh cãi vì kết quả chẩn đoán chưa đáng tin cậy. Theo đó, sau mỗi lần chụp, 10% các phụ nữ được gọi lại để kiểm tra thêm, gây ra sự lo lắng.
Tuy vậy, chụp tia X vú vẫn là công cụ tốt nhất giúp chẩn đoán sớm. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, có nhiều bằng chứng về lợi ích của việc chụp X-quang vú hàng năm đối với phụ nữ 40-74 tuổi. Mặt khác, Cơ quan Đặc nhiệm về Phòng bệnh Mỹ khuyên chỉ nên chụp 2 năm 1 lần đối với phụ nữ 50-74 tuổi.
Kiểm tra gen: Bác sĩ sản phụ khoa Donald Aptekar từ Trung tâm Y tế Rose của Mỹ cho biết: Nếu gia đình có lịch sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc tổ tiên là người Do Thái, bạn có thể mang biến đổi gen (như BRCA 1 hoặc 2), làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Nhiều yếu tố khác cũng gây ung thư di truyền. Bác sĩ Aptekar khuyên bạn nên nói chuyện với người tư vấn sức khỏe về việc kiểm tra gen.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bí quyết của bạn cho nụ cười Xuân !

Bí quyết của bạn cho nụ cười Xuân !

Cập nhật vào Thứ Năm
Hiện bên shop đang có chương trình khuyến mãi Tết cuối năm của Kem trắng răng Green Herb, gồm 2 combo hấp dẫn như sau:
- Mua 2 tặng 1hộp nhỏ
- Mua 3 tặng 2 hộp nhỏ
Đặt hàng tại: http://1vn.me/7q6
Chương trình nhằm cám ơn và tri ân khách hàng thời gian qua đã ủng hộ shop, nhưng số lượng quà tặng có hạn nhé, nhanh tay đặt hàng để vừa có răng đẹp, vừa được quà nữa nha!
Giá chỉ có 130k/hộp thôi à..Hiệu quả sau 15ngày dùng nhé!
Hotline: 090.239.6670 - 0962.163.140

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS